Tết đến không chỉ đánh dấu sự chuyển mình của đất trời mà còn là dịp để những người con xa quê trở về quây quần đoàn tụ dưới mái ấm gia đình. Bởi vậy, việc trang trí nhà cửa đón Tết cổ truyền cũng trở nên quan trọng. Trang trí ngôi nhà thế nào để thay đổi không gian trong nhà, để ngày Tết thêm trọn vẹn, tràn ngập sắc mùa xuân. Qua đó, gửi gắm ước muốn một năm mới nhiều sức khỏe, tài lộc, và hạnh phúc.
1. Tìm hiểu về phong tục Tết cổ truyền Việt Nam hiện nay
Tết cổ truyền là ngày lễ được người dân Việt Nam dùng để chào mừng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và sang năm mới. Ngày tết được tính theo Âm lịch. Mặc dù thời khắc chuyển giao giữa hai năm chỉ diễn ra vài phút nhưng người Việt chào đón Tết cổ truyền trong nhiều ngày. Từ xa xưa, Tết cổ truyền có lúc kéo dài từ tháng 12 âm lịch tới hết tháng 3.
Hiện nay, thời gian ăn Tết cổ truyền của người Việt đã thu ngắn lại, chỉ còn khoảng từ 7 – 10 ngày. Một số địa phương vẫn giữ tập tục ăn Tết lâu hơn, khoảng nửa tháng hoặc lâu hơn một chút. Ngoài ý nghĩa tiễn năm cũ qua đi, đón năm mới đến. Tết Cổ truyền còn có ý nghĩa của sự đoàn viên, sum họp và gặp gỡ trong niềm hân hoan của năm mới.
Vào dịp Tết, người Việt dù đi làm ăn xa đến đâu cũng cố gắng quay về quê hương để sum họp bên gia đình đón năm mới. Vào những ngày Tết, người Việt tạm gác công việc, để tâm hồn được thoải mái và vui chơi, đi chúc Tết lẫn nhau. Có nhiều lễ hội được tổ chức vào dịp Tết tùy theo đặc trưng của từng vùng miền.
2. Ý nghĩa của tục trang trí Tết cổ truyền dân tộc
Tết Nguyên đán hay còn gọi là Tết cổ truyền, là những ngày lễ lớn nhất và có ý nghĩa văn hóa quan trọng đối với mọi người Việt. Người Việt quan niệm, Tết là dịp đoàn viên. Trong dịp này, mọi người cùng nhau trang trí bàn thờ ngày tết, thắp nén hương khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, cùng nhau ôn lại kỷ niệm xưa và đón khách tới chơi nhà.
Một ý nghĩa quan trọng của Tết cổ truyền là ngày rước tài lộc. Nhiều người quan niệm rằng, Tết là ngày mà Thần tài gõ cửa đến từng nhà để ban phát tài lộc và thịnh vượng. Vì vậy, vào dịp này, các gia đình cần mở rộng cửa để đón rước tài lộc.
Thần tài vốn sạch sẽ, để nhận được cho gia đình mình nhiều tài lộc. Do đó, nhà cửa phải được dọn dẹp, trang hoàng, ấm cúng, đẹp mắt và hợp truyền thống dân tộc. Hơn nữa, ngoài ý nghĩa đón may mắn, tài lộc, việc trang trí tết cổ truyền còn thể hiện sự tôn trọng đối với khách tới chơi nhà của gia chủ.
Hiện nay, việc trang trí nhà trong ngày lễ Tết cổ truyền trở thành một việc tất yếu không thể thiếu. Việc chăm chút ngôi nhà dần trở thành một món ăn tinh thần, một nghệ thuật trong vòng quay của những ngày Tết bận rộn.
3. Gợi ý decor tết nguyên đán năm 2022
Chỉ còn ít ngày nữa là người dân Việt Nam đón Tết cổ truyền Nhâm Dần 2022. Thời điểm cuối năm đang cận kề, các bạn đã rục rịch trang trí nhà cửa đón Tết chưa? Hãy tham khảo ngay decor tết nguyên đán 2022 độc đáo, ấn tượng mà chúng tôi gợi ý dưới đây nhé.
3.1. Trang trí tường nhà đón Tết bằng decal dán tường 3D
Phòng khách của gia đình bạn mới chỉ là một bức tường trống trơn, chưa có decor trang trí? Vậy thì tết năm nay, bạn hãy sắm thêm một vài bộ tranh decal dán tường 3D để “thay áo mới” cho phòng khách nhà mình. Với chủ đề Tết, năm con Hổ, bạn nên lựa chọn màu sắc tươi sáng, hoa đào, hoa mai, tranh thủy mặc….
Nếu không thích màu sắc từ những bức tranh, bạn có thể dùng giấy decal 3D dán tường thông thường. Hình ảnh 3D phản chiếu giúp phòng khách vô cùng độc đáo và ấn tượng với khách đến chơi nhà.
3.2. Treo phụ kiện trong ngày tết
Cùng nhau xúng xính đi chợ sắm tết đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa đón Tết của người Việt Nam. Các bạn có thể chọn mua cây đào, cành mai, chậu quất cảnh. Kèm theo những phụ kiện trang trí tết xinh xắn như: Phong bao lì xì, câu đối, những chữ Phúc, Lộc, Thọ, dây đồng tiền, đèn lồng, cây tài lộc… Những món phụ kiện màu sắc đỏ tươi, rực rỡ. Tượng trưng cho sức khỏe, giàu sang và phú quý. Mong muốn có một năm mới đủ đầy và bình yên.
3.3. Trang trí bằng đèn nháy, đèn lồng và hệ thống đèn chiếu sáng để đón tết
Vào những ngày Tết, ai cũng muốn ngôi nhà mình luôn lung linh, nổi bật. Do đó, không thể thiếu treo giàn đèn nháy. Trang trí thêm đèn nháy ở cây quất hoặc cành đào, hoặc trang trí theo các đường nét kiến trúc độc đáo. Đây là cách để “khoe” nhà mình sở hữu, tạo điểm nhấn ở một số vị trí trong nhà.
Ngoài đèn nháy, treo đèn lồng trước hiên nhà, cổng nhà cũng là cách để bạn có thể trang trí nếu có mặt tiền đẹp và sân vườn ấn tượng. Góp phần “khoe” một cách tính tế không gian sân vườn đẹp của gia đình.
Hi vọng tổng hợp những cách trang trí nhà cửa đón Tết cổ truyền mà cutamdecor.com nêu trên đây sẽ là gợi ý thú vị giúp các bạn thay đổi diện mạo cho ngôi nhà, đem đến may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho tất cả các thành viên.